Sơn epoxy là gì? Ứng dụng sơn epoxy trong thực tế

 Sử dụng Sơn epoxy để bảo vệ và gia cố bề mặt bê tông tăng tuổi thọ công trình với nhiều ưu điểm như: bề mặt bóng đẹp, màu sắc đa dạng, chống trơn trượt, chống thấm, chống mài mòn,… Vậy sơn epoxy là gì ? Hãy cùng Sơn Tùng Thuỷ đi tìm hiểu tại bài viết dưới đây

1. Sơn epoxy là gì?

Sơn epoxy được làm từ vật liệu epoxy gốc nhựa composite. Một gốc nhựa không chứa este nên bám dính tuyệt vời cũng như kháng nước rất tốt. Ngoài ra, cấu tạo phân tử ở trung tâm gồm 2 vòng benzen vững chắc có tính dai, kháng nhiệt. Nhưng các phân tử epoxy lại không thể tự gắn kết với nhau.

Để gắn kết các phân tử người ta chia sơn epoxy thành 2 phần A, B khác nhau. Thành phần A chứa các phân tử epoxy cùng bột màu, chất phụ gia, dung môi,… Thành phần B chứa chất đóng rắn giúp liên kết các phân tử epoxy lại với nhau.

2. Ứng dụng sơn epoxy trong thực tế

Hiện nay, sơn epoxy có giá rẻ được ứng dụng nhiều trong các ngành công nghiệp như: đóng thuyền, sơn sàn, bảo quản axit,… Nhưng trong đó nổi bật lên là ngành thi công sơn sàn công nghiệp. Bởi nhu cầu lớn hơn và có rất ít loại vật liệu có thể thay thế được.

Với đặc tính đóng rắn nhanh nếu trộn 2 thành phần A, B vào với nhau. Cùng với tính chất bay hơi thấp nên không bị hao hụt vật liệu. Sau khi đóng rắn, bề mặt sàn bê tông bóng, cứng tạo ra lớp phủ bảo vệ và gia cố nền bê tông tuyệt hảo. Nhờ kết hợp với các chất phụ gia khác nhau mà sơn sàn epoxy cho độ bóng tuyệt dễ dàng lau chùi bằng dụng cụ vệ sinh thông thường.

3. Ưu điểm của sơn epoxy

Chống thấm: Sơn epoxy tạo thành các lớp sơn khác nhau, kháng nước nên không bị ảnh hưởng được sử dụng nhiều trong sơn chống thấm bề nước hay chống thấm hồ bơi.

Chống trơn trượt: Đây là ưu điểm được ứng dụng nhiều trong sản xuất, độ ma sát cao sẽ giúp việc di chuyển dễ dàng của công nhân hoặc phương tiện. Ngoài ra khả năng này còn được ứng dụng trong thi công tầng hầm nhất là ram dốc kết hợp với vạch kẻ nên các xe dễ dàng di chuyển và đậu đỗ.

Chống mài mòn và không phát sinh bụi: Sơn epoxy có khả năng kháng hóa chất tốt do những vòng benzen vững chắc cùng khả năng chống mài mòn cơ học tuyệt vời. Vì vậy, phương tiện hay hoạt động của máy móc, công nhân đi lại bề mặt sàn vẫn bóng đẹp và không hề phát sinh bụi nên an toàn cho sức khỏe của con người.

Chịu tải trọng tốt: Khả năng chịu tải trọng bình thường của lớp sơn dưới 10 tấn nếu lớp phủ sử dụng sơn lăn. Còn đối với lớp sơn phủ là khoảng 20 – 30 tấn. Bề mặt sơn cứng và có độ đàn hồi cao, dai bảo vệ mặt sàn khỏi những va chạm mạnh. Vì vậy được ứng dụng nhiều trong các nhà máy hay nhà xưởng có lượng hàng hóa lớn cũng như thường có các xe vận chuyển hàng lớn di chuyển.

Độ thẩm mỹ cao với nhiều màu sắc. Có thể sơn thành nhiều màu sắc để phân biệt các khu vực với nhau như: hành lang, khu vực làm việc, khu vực cấm,…. Bề bóng thể hiện sự chuyên nghiệp, dễ dàng lau chùi với dụng cụ thông thường. Bền màu với tác động của nhiệt hoặc hóa chất.

4. Sơn epoxy gồm có những loại nào?

Trên thị trường gồm nhiều loại sơn epoxy khác nhau. Nếu chi theo thành phần dung môi thì sơn epoxy được chia làm 3 loại sơn khác nhau: sơn epoxy dung môi gốc dầu, sơn epoxy không dung môi
sơn epoxy dung môi gốc nước

Nếu chia theo phương pháp thi công thì gồm 2 loại: Sơn epoxy hệ lăn và Sơn epoxy tự san phẳng Đây là 2 phương pháp thi công cơ bản nhất và được nhiều người biết đến.

Để biết thêm về giá thành hay thông tin chi tiết về từng loại sơn khác nhau xin quý khách vui lòng liên hệ với Sơn Tùng Thuỷ qua hotline : 0943.8286.86 để nhận thông tin chính xác, chi tiết và nhanh nhất.

Xem thêm :

>>> Công dụng của sơn kẻ vạch là gì ?

>>> Sơn kẻ đường gồm những loại nào ?

Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

Tìm hiểu về sơn kẻ đường line

Cách Kiểm Tra Sơn Nippon Chính Hãng

Sơn Dulux 5 in 1 có gì nổi bật?