Quy trình thi công sơn epoxy đơn giản

 Thi công sơn Epoxy được ứng dụng rộng rãi trên bề mặt bê tông, giúp cho công trình chống thấm, chống bám bụi bẩn, vi khuẩn, kháng hóa chất, tăng tuổi thọ, thẩm mỹ và khả năng chịu lực. Cập nhật ngay hướng dẫn thi công sơn sàn nhà xưởng với sơn Epoxy từ A đến Z cùng Sơn Tùng Thuỷ ngay tại bài viết dưới đây nhé !

Sơn Epoxy là gì?

Sơn Epoxy thường được sử dụng rộng rãi để thi công sơn sàn nhà xưởng, nhà kho, phòng sạch nhà máy dược phẩm, bệnh viện, sân thể thao, khu vui chơi, … Loại sơn này được tổng hợp từ hai thành phần gồm thành phần base và chất đóng rắn, tạo nên một lớp màng bảo vệ có khả năng kháng dung môi, bền đẹp và có thể thi công trên nhiều bề mặt khác nhau.

quy trình thi công sơn epoxy

Đặc điểm của bề mặt được thi công sơn Epoxy

Bề mặt thi công sơn Epoxy có những ưu và nhược điểm nhất định.

Ưu điểm của nền sơn Epoxy

– Nâng cao tuổi thọ của công trình

– Chống bám bụi bẩn, dễ vệ sinh

– Kháng hóa chất, kháng khuẩn, tăng tính thẩm mỹ

– Tăng khả năng chịu lực

– Chống trơn trượt cho bề mặt

– Bề mặt liền mạch không mối nối

– Giá thành rẻ hơn so với nhiều loại vật liệu khác

– Có nhiều hệ thống kết cấu, đáp ứng cho các yêu cầu công năng khác nhau

Nhược điểm của nền sơn Epoxy

– Giá thành cao hơn các dòng sơn phủ thông thường

– Yêu cầu bề mặt được thi công phải đảm bảo các yếu tố chỉ tiêu kỹ thuật cao: cường độ, độ ẩm, bề mặt,… Do đó, chủ đầu tư cần có sự tính toán trước khi thi công.

Thi công sơn sàn Epoxy cần chuẩn bị những gì?

Khảo sát nắm bắt hiện trạng và yêu cầu công năng sử dụng

Đây là công tác quan trọng trước khi thi công. Bạn cần hiểu rõ hiện trạng mặt sàn về diện tích, cường độ, độ ẩm, và kiểm tra xem mặt sàn có bị hư hỏng, lún nứt, thấm dầu… không. Đồng thời, bạn phải nắm được yêu cầu công năng sử dụng như tải trọng, hóa chất, chống tĩnh điện, chống trơn trượt hay không. Khi đã nắm rõ về hiện trạng và yêu cầu công năng của mặt sàn, bạn sẽ có được phương án thi công hợp lý, đáp ứng các yêu cầu kỹ thuật và tối ưu về chi phí.

Tính toán lượng sơn cần sử dụng

Tính toán chính xác lượng sơn nền Epoxy cần dùng dựa trên diện tích và phương án thi công giúp bạn tiết kiệm thời gian cũng như chi phí sơn.

– Với sơn lót Epoxy, thông thường cứ khoảng 8 – 10m² bề mặt cần đến 1 kg sơn, tương ứng với từ 0,1 – 0,125 kg/m².

– Với sơn phủ bề mặt:

Sơn Epoxy hệ lăn cần được phủ 2 lớp, bạn cần gấp đôi lượng dùng so với lượng dùng để sơn lót.

Sơn Epoxy hệ tự san căn cứ vào chiều dày kết cấu sơn cần thi công để tính toán lượng vật tư cần dùng.

Chuẩn bị máy thiết bị và công cụ thi công

Trước khi tiến hành sơn nền Epoxy, bạn cần chuẩn bị máy thiết bị và công cụ thi công phù hợp với biện pháp thi công, bao gồm:

– Máy mài sàn bê tông

– Máy chà nhám

– Máy hút bụi

– Máy pha sơn

– Máy phun sơn

– Bay răng cưa

– Ru lô gai, ru lô chuyên dụng

– Guốc chuyên dụng

– Bảo hộ lao động cần thiết

Quy trình thi công sơn epoxy thực tế đúng chuẩn kỹ thuật 

Để thực hiện thi công sơn Epoxy chuyên nghiệp, đảm bảo kỹ thuật, ta cần tiến hành theo 7 bước cơ bản sau:

BƯỚC 1: Mài sàn bằng máy chuyên dụng để tạo độ nhám

Công đoạn mài nhám giúp cho bề mặt sơn dễ dàng kết dính với sàn hơn, tạo độ bền cao cho lớp sơn. Việc này được thực hiện bằng máy mài chuyên dụng. Tuy nhiên, đối với bề mặt thi công nhỏ hơn 50m², bạn có thể sử dụng giấy nhám để hoàn thành công đoạn này.

BƯỚC 2: Vệ sinh sạch bề mặt bằng máy hút bụi

Sau khi mài nhám bề mặt, bạn cần sử dụng máy hút bụi và máy thổi để dọn sạch bụi bẩn còn sót lại. Đảm bảo bề mặt sạch là cách tốt nhất để lớp sơn mới có điều kiện liên kết bền chắc nhất với bề mặt thi công.

BƯỚC 3: Sử dụng bột bả để xử lý các vết khuyết tật

Để thành phẩm cuối cùng là lớp sơn hoàn hảo nhất, trước khi thi công sơn Epoxy, công nhân cần kiểm tra và lấp đầy các vết lõm với bột bả chuyên dụng.

BƯỚC 4: Thi công lớp sơn lót

Lớp sơn lót đầu tiên giúp tạo độ liên kết giữa bề mặt thi công và các lớp sơn phía sau. Đồng thời, sơn lót cũng tạo điều kiện để chống nước và hóa chất thẩm thấu vào bề mặt sơn từ bên trong.

quy trình thi công sơn epoxy

BƯỚC 5: Phủ sơn Epoxy lần thứ nhất

Các hệ thống sơn Epoxy khác nhau đòi hỏi quy trình riêng.

– Với dòng sơn Epoxy hệ lăn, bạn có thể trực tiếp dùng ru lô hoặc máy phun phủ đều sơn lên bề mặt. Lưu ý, bạn cần chờ ít nhất 2 – 3 giờ để lớp sơn đầu tiên khô hẳn rồi mới tiến hành bước tiếp theo.

– Với sơn Epoxy hệ tự phẳng, phương pháp sơn này tạo ra màng sơn có độ dày lớn hơn nhiều lần so với phương pháp lăn sơn bằng ru lô. Các bước thực hiện bao gồm:

Trải đều sơn trên bề mặt sàn theo định mức thiết kế bằng bàn bả răng cưa hoặc cào chuyên dụng.

Phá bọt và hoàn thiện bề mặt bằng ru lô gai.

BƯỚC 6: Phủ sơn Epoxy lần thứ hai

Kiểm tra bề mặt thi công, xử lý những khuyết tật còn sót lại và làm sạch bụi bẩn trước khi tiến hành thi công sơn Epoxy lần hai. Vì đây là lớp sơn cuối cùng quyết định tính thẩm mỹ nên bạn cần thi công cẩn thận.

BƯỚC 7: Hoàn thiện và bàn giao công trình

Sau khi thi công xong các lớp sơn, tiến hành loại bỏ vật liệu dư thừa và rác thải trong quá trình thi công trước khi bàn giao lại công trình cho chủ đầu tư đưa vào sử dụng.

Xem thêm : 

Một vài lưu ý trong quá trình thi công sơn Epoxy

Để đảm bảo lớp sơn nền Epoxy bền đẹp, đáp ứng các yêu cầu kỹ thuật, công năng sử dụng và tiết kiệm chi phí, bạn cần lưu ý một số điều sau đây:

  • Chuẩn bị kết cấu sàn đáp ứng các yêu cầu kỹ thuật về cường độ, độ ẩm, bề mặt,…
  • Pha sơn theo đúng tỷ lệ và kỹ thuật.
  • Thi công theo đúng trình tự biện pháp chuẩn, kiểm tra nghiệm thu mỗi công đoạn trước khi tiến hành các bước tiếp theo.

Trên đây là những chia sẻ về quy trình thi công sơn Epoxy cơ bản và dễ áp dụng cho nhà xưởng, nhà máy sản xuất chuyên nghiệp. Hy vọng bạn đọc có được những kiến thức bổ ích!

Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

Tìm hiểu về sơn kẻ đường line

Cách Kiểm Tra Sơn Nippon Chính Hãng

Sơn Dulux 5 in 1 có gì nổi bật?